Tản văn “Kỷ niệm ngày của mẹ” – Huỳnh Cát

01/08/23 – 01:08

Tác giả Huỳnh Cát

 

KỶ NIỆM NGÀY CỦA MẸ!
(Ngày của mẹ là ngày chủ nhật, thứ hai trong tháng 5 – tức là ngày hôm nay 14/5/2023)

Ngôn ngữ trần gian khờ dại quá
Đựng sao đầy hai tiếng: mẹ ơi!

          Trong cuộc đời, ai cũng có mẹ và phụ nữ nào hầu như cũng được làm mẹ (chỉ trừ những trường hợp đặc biệt thôi).

          “Nghề đẹp nhất, quan trọng nhất trong tất cả mọi nghề: là nghề làm mẹ. Đó là nghề đòi hỏi nhiều trí thức nhất trong lĩnh vực khoa học nhân bản”.

           Vâng trong cuộc đời rộng lớn bao la này, chúng ta có rất nhiều nơi để đi. Nhưng nơi để trở về có lẽ chỉ có một mà thôi – đó chính là gia đình. Và nơi ấm áp nhất là trong vòng tay của mẹ. Đối với tôi, mẹ là người đẹp nhất trên đời. Vẻ đẹp của sự hy sinh, chịu thương chịu khó. Đó chính là vẻ đẹp vĩnh cửu và trường tồn với thời gian. Dù năm tháng có qua đi nhưng mẹ đẹp mãi trong lòng tôi. (trong lòng tôi có hai người mẹ).

           Mẹ là người phụ nữ tôi yêu thương quý trọng nhất. Cảm ơn vì cuộc đời đã cho con làm con của mẹ. Cảm ơn mẹ vì mẹ là mẹ của con. Tình mẹ tựa như biển cả bao la rộng lớn, không có từ ngữ nào có thể diễn tả được hết sự bao la của tình mẫu tử. “Mẹ là món quà ngọt ngào nhất mà thượng đế ban tặng cho cuộc đời của mỗi con người”. Chỉ có mẹ mới yêu con vô điều kiện. Trong khi cả thế giới này… phải có điều kiện mới yêu con.

          Mẹ là người phụ nữ phi thường và thiêng liêng nhất, trong lòng tôi luôn cảm thấy biết ơn mẹ và muốn nói với mẹ “Con yêu mẹ, cảm ơn vì đã có mẹ trên đời.”

        * Nhân dịp này, mình tâm sự với cả nhà, điều mà mình trăn trở bấy lâu nay (ngay lúc còn đứng trên bục giảng): Tại sao và tại sao??? Xã hội vẫn và đang lấy từ “mẹ” để làm ngôn ngữ nói tục chửi thề như “đ mẹ, đ mẹ” và đằng sau các cụm từ “kệ mẹ nó”, “thí mẹ nó” vân…vân và vân… vân.

           Có lẽ hiện tượng nói tục, chửi thề chỉ rộ lên cách đây 30 năm và càng ngày càng phổ biến, nó ăn sâu vào máu thịt một số người. Hiện tượng này đang sử dụng tràn lan khắp mọi nơi từ phố thị đến ngõ ngách của nông thôn, cụ thể từ quán nước, hàng ăn, quán nhậu, bến xe cho đến cổng trường học… nhưng có lẽ kinh hồn nhất là ở các quán game.

           Cách xử sự của người lớn là tấm gương phản chiếu con trẻ, chúng ta giáo dục dạy con biết nói lời hay ý đẹp mỗi ngày thì xã hội đang còn tệ nan này. Ôi khó quá…

           Tôi đã chứng kiến một lần ở bến xe: một người đàn ông kình la đứa trẻ, đúng ra là nói như thế này: “Mày đi đứng kiểu gì vậy” mà anh ta thốt ra: “Đ mẹ mày, đ mẹ đi, đ mẹ đứng, đ mẹ kiểu gì vậy” Ôi thôi… Hu hu.

           Còn một ví dụ nữa: người đàn ông này lớn tuổi rồi mà mở miệng ra là có từ chửi thề bên miệng. Một hôm chuẩn bị đi dạm ngõ đám cưới cho con trai mình, người vợ dặn: “ông cố gắng đừng nói từ đó nghen”. Tôi sẽ nhắc ông, mới vào đầu câu chuyện, bà vợ khèo nhắc nhở, ké ổng quay qua nhìn vợ rồi bộc phát ra “đ mẹ bà”… Thế là tới công chuyện rồi, eo ơi… còn nói gì nữa.

           Thậm chí có những người mẹ kình la con cũng thốt ra “đ mẹ mày”… Thật sự mà nói bó tay chấm cơm luôn.

           Nếu chúng ta ngẫm nghĩ thì nó thâm thúy biết chừng nào???

                                                                                                                                        Ngày 14/5/2023

Ảnh tác giả cung cấp

Huỳnh Cát

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: