17/02/22 – 09:02
Nhớ lại lần đâu tiên, tôi đặt chân đến miền “Đất võ Trời văn” Bình Định vào ngày 13 tháng 11 năm 2010. Đón tôi bằng một cơn mưa rào và trời lạnh của mùa Đông. Khi đó, tôi còn rất nhiều bỡ ngỡ, chưa quen môi trường, điệu kiện sống ở một thành phố biển Quy Nhơn (Bình Định). Bởi tôi dân miền núi thẳm.
Tôi bước vào cổng Trường đại học Quy Nhơn, mà tôi không tin mình có thể học trường lớn và rộng đến vậy. Sau 5 năm ăn học tại trường nhờ quý thầy cô và bạn bè đã cho tôi học được những kĩ năng: sống, giao tiếp, quan hệ,… trang bị những kiến thức vững vàng khi bước ra “trường đời”. Và rồi… cuối năm 2015 tôi chính thức tốt nghiệp đại học. Tôi rời thành phố thân thương về lại quê huyện núi Sơn Hòa, Phú Yên.
Sau 7 năm xa cách, ngày 06 tháng 02 năm 2022 (đúng dịp Tết Nhâm Dần), tôi cùng anh, chị, em trong Công ty Cổ phần Truyền thông Đam Books có dịp trở lại TP Quy Nhơn yêu dấu. Đó là chuyến “Hành trình về nguồn đất võ trời văn – Bình Định” của đoàn.
Trở lại chốn xưa – Khu du lịch Ghềnh Ráng, nơi tôi từng cùng bạn bè vui chơi, xả streess,… những cây cỏ hoa lá đã không còn như xưa nữa. Đặc biệt là ngôi mộ Nhà thơ Hàn Mặc Tử một thời vang danh, còn mãi trong lòng tôi. Và đi xuống bãi tắm Hoàng Hậu và bãi Trứng nơi tôi từng vui chơi, giao lưu hát hò,… Mặc dù thay đổi rất nhiều, nhưng trong lòng vẫn cảm giác rất thân thuộc và mến yêu nơi này.
Tiếp tục, đi trên con đường An Dương Vương nhìn bên phải dọc bãi biển có công viên, kí ức trong tôi hừng hực ùa về những kỉ niệm không thể nào nói nên lời. Nhìn bên trái thấy FLC Quy Nhơn, Trường cao đẳng nghề, Trường ĐH Quy Nhơn nay đã đổi mới rất nhiều nơi mà tôi đã trưởng thành. Hẻm Vy Vy, Bùng binh ngã 6,… những con hẻm, đường tôi hay đi. Đặc biệt Quảng trường có tượng của hai cha con của Cụ: Nguyễn Sinh Sắc và Nguyễn Tất Thành,… Những con người nơi đây rất thân thiện, quý khách, thành phố yên bình và ngày càng phát triển và đẹp hơn.
Hành trình về miền quê cha đất tổ của sếp tôi, hay nói cách khác là “người bạn nối khố” về với vùng đất văn nhân ở huyện Tuy Phước, Bình Định. Nơi đây được mệnh danh là chiếc nôi của Ông Hoàng thơ tình Xuân Diệu, nơi in dấu chân lãng tử, thả hồn thơ của những nhà thơ tên tuổi: Chế Lan Viên, Cù Huy Cận, Hàn Mạc Tử… và ghé thăm nhà lưu niệm Nhà thơ Xuân Diệu bên dòng sông Gò Bồi,…
Chuyến du xuân đầy ý nghĩa và nhiều trải nghiệm quý. Về miền đất giàu giá trị văn hóa, lịch sử giúp tôi mở mang tầm mắt hơn. Và hành trình về nguồn đã tiếp thêm lửa cho chúng tôi – những cây bút non trẻ có thêm động lực, kiến thức về một miền quê yên bình, giàu có của “Đất võ Trời văn”.
NAY Y KRƯ
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Con hẻm – Tản văn Lưu Giang
Giấc mơ trưa – Thơ Lê Thịnh (Nha Trang)
Biển và em – Thơ Phan Hồng Phong (Nghệ An)
Ta về – Thơ Lưu Giang
Hoài niệm – Thơ Lê Hoàng Phương
Chúc mừng sinh nhật chị gái An Khuyên – Thơ Cô Đỏ Quán
Chiếc xe đồ chơi bằng gỗ – Thơ Lê Thi (Đắk Lắk)
Phượng ơi – Thơ Lưu Giang