19/03/22 – 10:03
Mùa xuân đã về trên quê hương tôi. Ban mai, tôi ra vườn ngắm đào, lan và hít thở không khí trong lành của vườn quê yên bình. Cảm giác trong tôi thật thoải mái, dễ chịu. Trên cành đào có đôi chim sâu mới sáng bay tìm sâu trong kẽ lá. Tiếng khèn, tiếng hát của nhà đài nước bạn vọng sang phiên chợ vùng cao. Và thánh thót một nỗi nhớ ùa về. Cách đây đã ngót mười năm rồi. Lúc đó tôi còn đi làm ăn trên vùng cao bên tận nước bạn Lào. Hồi ức như cuốn phim quay ngược về quá khứ…
Lần đầu đặt chân đất nước bạn, một địa danh vùng biên giới giáp Việt Nam. Nơi đây đẹp lắm. Hoa nở khắp cả bản nhỏ nằm sâu giữa thung lũng. Xung quanh núi đá bao bọc. Trên núi đá lan rừng đủ các loại mọc bám vào cây khô, hoa rủ xuống rất đẹp. Tiếng mõ của trâu rừng đi ăn trong núi. Tiếng khèn của anh chàng người Thái, người Mông mới sớm đã reo vang. Mặc dầu sương trên đỉnh núi sáng sớm chưa tan như chiếc khăn voan trắng vát nhẹ tren cành đào mai. Ôi cảnh thật đẹp hoang sơ nhưng như cõi tiên bồng! Tháng ba là mùa cúa hoa lan nỏ các loại lan đủ màu sắc đua nhau khoe cánh rực rỡ.
Nơi đây có một bản làng của người Việt Nam di dân sang, ở quanh quanh sườn núi. Gồm người Thái, người Mông… Họ nói dược ba thứ tiếng: Tiếng Việt, Tiếng Thái và Tiếng Lào.
Lần đầu tiên đặt chân sang nước bạn bán hàng. Tiếng Lào chưa biết. Tôi bèn dùng cả tay, điện thoại để bán hàng bằng cách ra ký hiệu. Chợ phiên tháng Ba rất đông. Các cô gái, chàng trai người Mông, người Thái mặc trang phục truyền thống xuống chợ. Họ mua thêm xiêm áo cho ngày Tết.
Đang bán hàng, em nghe một người đàn ông hỏi: “Con gái à, bán cho bố một bộ quần áo đi làm. Nhưng loại rẻ nhất, có không con?”.
Nhìn sắc phục là người Lào nhưng nói Tiếng Việt rất sành. Đang phân vân vì không rõ Tiếng Lào, lại có người hiểu và nói dược Tiếng Việt tôi vui quá đáp từ:
– Dạ bố có ạ! Một bộ là ba trăm tiền Việt ạ! Còn tiền Lào là một trăm hai ạ!
– Ôi con gái là người Việt Nam mới sang à? Ta cũng người Việt nhưng người Mông, người Thái ỏ trên núi. Ta cứ đi tìm đất tốt để làm rẫy, làm nương nên sang đây ở nơi thung lũng này hai mươi năm rồi. Ta không có tiền nhiều đâu con bán cho ta cái áo, hôm nào ta có tiền ra mua tiếp quần. Nhìn trên tay bố cầm cùng còn khoảng ba trăm kíp (tiền Lào) là tương đương bảy trăm năm mươi ngàn Việt. Tôi nói:
– Ô bố còn nhiều ngân đó thôi!
Nghe vậy bố xua tay:
– Ôi ta có tận tám đứa con và hai bà vợ sắp đến Tết ta đưa bọn nó đi mua quần, mua áo. Và mua cho ta cái áo để đi làm nương, làm rẫy. Còn mua cho con gái lớn cái váy cho đẹp nó đến tuổi con trai ngắm rồi mà nhà ta nghèo quá.
Từ lúc nãy lo bán hàng không chú ý, giờ tôi mới thấy có bốn cô con gái lấp ló đằng sau người bố. Chúng trạc tuổi lớn nhất là 13 và 10 tuổi rồi 9 tuổi…. 8 tuổi …
Đi hết ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác tôi xoe tròn mắt hỏi:
- Ôi bố giỏi thế! Vậy còn bốn con sau nữa đâu ạ?
Ông bố thỏ dài não lòng:
– Con ơi ta hai vợ một vợ sinh cho ta toàn con trai, không sinh cho ta được cô con gái nào cả. Nên ta phải lấy thêm bà nữa đẻ cho ta con gái để ta lấy lộc chứ!
Một lần nữa em lại ngạc nhiên không hiểu. Bố biết ý phân bua:
– Ôi con ơi, người kinh xưa các con trọng nam khinh nữ. Còn người Thái, người Mông ở bên này theo chế độ mẫu hệ. Người mẹ, người phụ nữ cao quý lắm. Sinh con gái nhiều ta sẽ giàu đấy. Sinh con trai không có tiền cưới vợ là phải đến nhà vợ làm con trâu, con bò. Cày ba năm mới được về nhà trai đó. Nên ta lấy một vợ đầu không biết đẻ, đẻ toàn con trai. Nên ta phải lấy thêm bà nữa để đẻ thêm con gái cho ta. Vợ sau ta biết đẻ, đẻ toàn con gái. Ta sắp giàu rồi con à! Mặc dù ta bây giờ rát nghèo.
Tôi hết ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác. Bố lại cười:
– Ha ha… Con gái mới sang chưa hiểu. Rồi bố chỉ cô bé 13 tuổi. Con làm đẹp cho nó bán cho nó cái váy đẹp. Son phấn đẹp để con trai thích nó sẽ đến bắt vợ và nạp tiền vàng thách cưới vậy là ta được lấy tiền vàng bạc trắng ở thằng rể giàu đó con. mà ta có bốn cô như bốn bông lan rừng tuyệt đẹp Ta sắp giàu rồi con ơi…
Nhìn đứa trẻ mới 13 tuổi đã son phấn loè loẹt tập làm người lớn mà tôi xót xa. Tôi hỏi: Thế bố không cho các con đi học sao? Nó còn bé thế kia mà bố bắt nghỉ lấy chồng.
Bố lại bảo học nhiều để làm gì. Nơi rừng núi này tiền đâu mà học. Học cũng làm mẹ của bầy con. Đi học về nhiều tuổi lấy sao được chồng. Nó là bông lan rừng bám vào cây gỗ mộc sống nhờ vào nó thôi. Là chồng nó đấy…
Nói rồi bố lấy tay chỉ lên vách đá bảo con gái như nhánh lan rừng kia đến thì xuân sắc hoa nơ nó mới đẹp nhưng khi già rồi nó cằn cỗi, sẽ lụi tàn. Bố đưa cả ba trăm kíp cho tôi, bảo gia tài chỉ ngần ấy bán cho bố cái áo đi rừng. Còn bán váy áo tô cho bông lan rừng của bố để kiếm chồng lấy của hồi môn. Chọn váy áo cho các cháu mà tôi nghẹn ngào.
Lẽ ra tuổi này các em được ăn học đến nơi đến chốn, được tìm cho mình công việc phù hợp, tự đứng trên đôi chân của nình. Đằng này mới học lên lớp 5 đã phải nghỉ học làm đẹp, tập làm người lớn để lấy chồng, bám vào chồng như cây gõ mộc hoặc vách đá kia phó mặc cuộc đời. Sáng nay, tôi ngắm giàn lan vườn nhà chợt nhớ những bông hoa của rừng năm ấy, chợt bồi hồi:
Hãy như cây đào, sừng sững giữa phong ba,
Vẫn đẹp xinh từ nhỏ đến khi già.
Trẻ cho hoa trái đời tươi tốt,
Già cội vẫn dâng đời bao trái ngọt tốt tươi.
Nga Hằng
17/03/2022
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Con hẻm – Tản văn Lưu Giang
Giấc mơ trưa – Thơ Lê Thịnh (Nha Trang)
Biển và em – Thơ Phan Hồng Phong (Nghệ An)
Ta về – Thơ Lưu Giang
Hoài niệm – Thơ Lê Hoàng Phương
Chúc mừng sinh nhật chị gái An Khuyên – Thơ Cô Đỏ Quán
Chiếc xe đồ chơi bằng gỗ – Thơ Lê Thi (Đắk Lắk)
Phượng ơi – Thơ Lưu Giang